Đại hội Đại_hội_Paris_(1856)

Épinal print của các quốc vương châu Âu trong Đại hội Paris, 1856

Pháp, Anh, Nga, Áo, Phổ và Đế chế Ottoman vào thời điểm đó được coi là những cường quốcchâu Âu, tất cả họ đều có đại diện tại đại hội cũng như Sardinia-Piedmont với tư cách là bên tham chiến.[1][3] Họ tập hợp ngay sau ngày 1 tháng 2 năm 1856, khi Nga chấp nhận loạt điều khoản hòa bình đầu tiên sau khi Áo đe dọa tham chiến. Điều đáng chú ý là cuộc họp diễn ra ở Paris, khi kết thúc Triển lãm toàn cầu (1855)[2].

Đại hội Paris đã vạch ra các điều khoản cuối cùng từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 30 tháng 3 năm 1856, Hiệp ước Paris được ký kết vào ngày 30 tháng 3 năm 1856 với một bên là Nga và bên kia là Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Sardinia-Piedmont.[1] tại Quai d'Orsay.[4]

Một trong những đại diện tham dự Đại hội Paris thay mặt cho Đế chế Ottoman là Mehmed Emin Âli Pasha, người đang giữ ghế Tể tướng đại thần của Đế chế Ottoman.[4] Nga được đại diện bởi Thân vương Orlov và Nam tước Brunnov. Đế chế Anh cử Lãnh chúa xứ Cowley, đại sứ của mình tới Pháp tham gia đại hội.

Đại hội Viên (1814) với hơn 200 quốc gia tham dự, đặt ra các câu hỏi và vấn đề cho các ủy ban khác nhau giải quyết, trong khi đó Đại hội Paris có thể giải quyết mọi việc trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.[5]

Một chiến thắng ngoại giao quan trọng thuộc về Vương quốc Sardinia-Piedmont, mặc dù nó không được coi là một cường quốc châu Âu khi được Hoàng đế Pháp Napoléon III ban cho một ghế, chủ yếu là vì đã gửi một quân đoàn viễn chinh gồm 18.000 người để chiến đấu chống lại Nga, nhưng cũng có thể vì ảnh hưởng của Nữ bá tước Castiglione có đầu óc thông minh, người đã thu hút sự chú ý của Napoléon. Bộ trưởng Ngoại giao Camillo Benso di Cavour đã nắm bắt cơ hội để tố cáo sự can thiệp chính trị và quân sự của Đế quốc Áo vào Bán đảo Ý, điều mà ông cho rằng đang cản trở mong muốn lựa chọn chủ quyền của người dân Ý.